Hotline: Zalo/Viber: 0976096161

Giá cước taxi nội bài đi tiên lãng, hải phòng chọn gói

Tiên Lãng là một huyện của thành phố Hải Phòng. Bạn muốn gọi Taxi sân bay hoặc muốn có lãi xe đón bạn tại sân bay Nội Bài nhưng không nhớ số, bạn cần Taxi Airport, taxi Mai Linh, Viet Thanh Taxi nhưng không nhớ được, Bạn muốn taxi giá rẻ hoặc xe vip, xe tải… biết bao con số khác nhau, thật khó để nhớ được. Nhưng giờ đây, việc gọi xe đã trở nên đơn giản vì đã có Tổng đài Taxi Nội Bài Số 0976096161.
Dịch vụ Taxi Sân Bay Nội Bài đi Tiên Lãng, Hải phòng

Số Tổng đài Taxi Nội Bài 0986982356 Liên hệ đặt xe sớm để được hưởng giá ưu đãi giảm 50% giá cước xe chiều về, đặc biệt là chúng tôi có dịch vụ liên kết xe chạy tỉnh giá rẻ giảm tới 50%. Hãy nhấc điện thoại và bấm số 0986982356 để lựa chọn các hãng taxi phù hợp.
 
Hiện tại Tổng đài Taxi Nội Bài đang liên kết với các hãng xe sử dụng các loại xe đời mới để phục vụ khách hàng: xe 4 chỗ như: Toyota Vios, Gentra Daewoo; loại xe 7 chỗ như: Toyota Zace, Toyota Innoval...
Giá cước taxi nội bài đi hải phòng chọn gói

Thông tin về huyện tiên lãng


Tiên Lãng ở phía Tây Nam của Hải Phòng. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà, phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Thái Thụy.

Sông Vân Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiên phía Nam.

Tiên Lãng gồm thị trấn Tiên Lãng và 22 xã: Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường, Tiên Tiến, Quyết Tiến, Khởi Nghĩa, Tiên Thanh, Cấp Tiến, Kiến Thiết, Đoàn Lập, Bạch Đằng, Quang Phục, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Tiên Minh, Bắc Hưng, Nam Hưng, Hùng Thắng, Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang

Huyện Tiên Lãng xưa có tên gọi Bình Hà, Tân Minh, Tiên Minh, đến cuối thế kỷ XIX, vào triều Nguyễn mới đổi gọi là Tiên Lãng, thuộc tỉnh Hải Dương. Từ 17-2-1906 đến trước năm 1945, Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An, và nay là một huyện của thành phố Hải Phòng. Qua các tư liệu sử học và khảo cổ học thì từ xa xưa, vùng đất Tiên Lãng đã là điểm tụ cư của người Việt cổ.

Trong những thư tịch của các nhà hàng hải, thương nhân châu Âu (chủ yếu là người Anh và người Hà Lan) có liên quan đến xứ Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII - XVIII thì ngoài 2 đô thị chính lúc đó là Kẻ Chợ (Thăng Long) và phố Hiến còn nhắc nhiều đến 2 địa danh khác là Batsha (một số tài liệu viết là Batshaw hay Battshaw) và Domea. Về vị trí chính xác của địa danh Batsha, nơi được các nhà hàng hải châu Âu khi thì gọi là một làng chài, khi thì được gọi là bến cảng (port, habour), cho đến nay các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ vẫn chưa thống nhất. Tựu trung là sự tranh cãi giữa 2 quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng địa danh Batsha trong các thế kỷ XVII - XVIII thuộc khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy gần cửa sông Văn Úc hiện nay, còn quan điểm thứ hai cho rằng Batsha thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng ngày nay ở nơi gần cửa sông Thái Bình.

Tuy nhiên, địa danh Batsha không chỉ có vai trò quan trọng đối với những thuyền buôn phương Tây trên con đường thương mại của xứ Đàng Ngoài. Những nhà hàng hải hay thương nhân châu Âu khi đến đây còn quan tâm đến hiện tượng thủy triều đặc biệt ở vùng cửa sông Đàng Ngoài. Francis Davenport, một nhân viên của Công ty Đông Ấn Hà Lan là một trong những người đã quan sát và ghi chép về hiện tượng thủy triều ở Batsha vào khoảng cuối thập niên 70 của thế kỷ 17 để cảnh báo những nguy hiểm cho các tàu buôn đến từ châu Âu khi đi vào vùng cửa sông Đàng Ngoài. Những ghi chú của Francis Davenport sau đó đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nổi tiếng đương thời và cả những thế kỷ về sau đối với cơ chế hoạt động của thủy triều trên Trái Đất. Edmond Halley, Isaac Newton (trong tác phẩm Principia Mathematica, 1687[3]) và Pierre-Simon Laplace (trong tác phẩm Exposition du système du monde, 1796[4]) đều có bàn về hiện tượng thủy triều ở một nơi họ gọi là cảng Batsha của vương quốc Đàng Ngoài (Tunquin, Tunking hay Tonkin).

Trong khi đó các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ đã xác định gần như chính xác khu vực nơi có thương cảng Domea ở các thế kỷ XVII - XVIII giờ thuộc địa bàn làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa, phía bắc huyện Tiên Lãng ngày nay. Domea, một cảng cửa khẩu quốc tế quan trọng của xứ Đàng Ngoài khi đó, đóng vai trò như tiền cảng của Phố Hiến, nơi hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam lúc đó, ng­ười nư­ớc ngoài, trong đó chủ yếu là ngư­ời Hà Lan đư­ợc thật sự tự do sinh sống và buôn bán. Cùng với những biến động của lịch sử, Domea cũng như Phố Hiến sau thời kỳ hưng thịnh đã rơi vào suy tàn.

Nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió, trong kháng chiến chống Pháp, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã kiên cường đánh bại nhiều trận càn của lính thực dân Pháp và tay sai. Bởi vậy có người đã ví Tiên Lãng như Đất thép Củ Chi ở Sài Gòn thời chống Mỹ.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và sau năm 1954, huyện Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An. Từ tháng 10 năm 1962, Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng do sáp nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng, ban đầu gồm 19 xã: Bạch Đằng, Cấp Tiến, Chấn Hưng, Đại Thắng, Đoàn Lập, Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Minh Đức, Quang Phục, Quyết Tiến, Tiên Cường, Tiên Minh, Tiên Thắng, Tiên Thanh, Tiên Tiến, Toàn Thắng, Tự Cường, Vinh Quang. Năm 1981, chia xã Chấn Hưng thành 2 xã: Bắc Hưng và Nam Hưng. Năm 1986, thành lập 2 xã Đông Hưng và Tây Hưng thuộc vùng kinh tế mới. Năm 1987, thành lập thị trấn Tiên Lãng trên cơ sở giải thể xã Minh Đức. Năm 1993 thành lập xã Tiên Hung trên co so giai thể Nông truong Vinh Quang và lấy một phần diện tích của xã Vinh Quang.

Thuốc lào Tiên Lãng, một đặc sản của Hải Phòng, một thời từng là hình ảnh xuất hiện trong nhiều tác phẩm thơ văn, điện ảnh và cả trong ca dao. Bởi vậy mới có những câu như Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Thuốc lào trồng trên đất An Tử Hạ (quê ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) thời xưa dùng để tiến vua và được ghi vào sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi.

Nằm giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, Khu du lịch nước suối khoáng nóng Tiên Lãng chỉ cách thành phố Hải Phòng 18 km về phía Nam. Đây được đánh giá là 1 trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt có giá trị của Việt Nam, và cùng loại với nguồn nước khoáng nổi tiếng trên thế giới, như: Mirgorod của Nga, Darkov của Tiệp Khắc (cũ), Baisov của Bungari, E'laruc và Sallivs de Jura của Pháp. Người dân thành phố cảng chỉ cần nửa giờ đồng hồ xe chạy đã có mặt ở nơi đây. Từ Hà Nội du khách theo tuyến đường 5 và quốc lộ 10 với gần 110 km là tới được nơi đây. Nếu qua đường Tứ Kì (Hải Dương) chỉ có 80 km.

Đặc biệt khu du lịch này nằm trong tuyến du khảo đồng quê với những điểm đến hấp dẫn ở các huyện ngoại thành phía Nam Hải Phòng. Hầu như những ai đi dâng hương tưởng niệm đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) khi trở về đều ghé qua và dừng chân tại Khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng để thưởng thức. Nước khoáng nóng thiên nhiên Tiên Lãng độc nhất vô nhị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Khu du lịch nước khoáng nóng Tiên Lãng những năm gần đây đã tăng lượng khách du lịch không chỉ đến từ trong nước mà còn khá đông du khách nước ngoài.

Hiện tại cùng với Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng tại xã Bạch Đằng thì Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm[5] tại xã Kiến Thiết cũng được nhiều du khách tham quan đền Trạng ghé thăm nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về công ơn của họ ngoại (ông ngoại Nhữ Văn Lan và thân mẫu Nhữ Thị Thục) đối với cuộc đời và sự nghiệp của bậc danh nhân văn hóa. Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình bao gồm Từ đường dòng họ Nguyễn - Nhữ và phần mộ ông bà ngoại là vợ chồng quan Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan và con gái (tức thân mẫu của Trạng Trình) Nhữ Thị Thục vẫn được nhân dân địa phương trân trọng bảo vệ hơn 400 năm qua.
 

Thông tin về Hải Phòng


Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.

Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Dịch vụ taxi Nội Bài giá rẻ


Taxi Nội Bài là dịch vụ taxi Noi Bai, taxi sân bay giá rẻ của công ty Cổ Phần Taxi Nội Bài. Để đặt xe giá rẻ 24/24h, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài số: 0976096161. Chuyên cung cấp dịch vụ taxi nội bài đi các tỉnh giá rẻ  chọn gói ( đã bao gồm lệ phí cầu phà bến bãi) duy nhất tại Hà Nội. Đặc biệt giảm giá lên đến 50% cho các chuyến đường dài như Hải Phòng,Hải Dương,Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,Hà Nam.

Các bài viết gần nhất