Hotline: Zalo/Viber: 0976096161

Các lễ hội ở miền bắc-Taxi nội bài

Các lễ hội ở miền bắc-Taxi nội bài

Việt Nam là một đất nước có rất nhiều lễ hội cổ truyền đa dạng, độc đáo ở khắp các vùng miền của đất nước.

Tại mỗi vùng miền, sẽ có những lễ hội mang lại những nét tiêu biểu và giá trị khác nhau, nhưng mục đích chung đều hướng tới các đối tượng tâm linh cần suy tôn.

Các lễ hội truyền thông là dịp để con người giao lưu, truyền tải những đạo đức, luân lý về khát vọng cao đẹp, qua đó nhắc lại nhiều câu chuyện về các đối tượng được tôn vinh như những vị anh hùng chông giặc ngoại xâm, những người có công chống thiên tai, diệt thú dữ, cứu nhân độ thế… hay những người có công truyền thụ nghề.

Lễ hội truyền thống giúp gột rửa những điều lo toan tường nhật, giúp con người tìm được sự than thản nơi chốn tâm linh. Và đó cũng chính là lý do để các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường thu hút rất đông người dân địa phương và du khách gần xa tham gia.

1. Lễ hội đền Hùng(8 – 11/03 âm lịch):

Chắc hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao:

“Dù ai đi người về xuôi – Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mưới tháng ba”

Và ai cũng biết câu ca dao này nhắn nhủ chúng ta nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là một trong những lễ hội lớn mang tính chất Quốc gia, được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Không ai biết chính xác phong tục giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ bao giờ, nhưng nó đã đã trở thành một truyền thống văn hóa ở nước ta từ thời xa xưa. Cứ hễ vào mùa xuân là lễ hôi diễn ra và kéo dài từ mùng 8 – 11/03 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Hằng năm, lễ hội thu hút rất đông lượt khách du lịch trong nước và quốc tế thành tâm về chiêm bái.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Xem thêm: Chuyển nhà Trọn gói Kiến Vàng

2. Lễ hội chùa Hương(6/1 - tháng 3 âm lịch):

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Mùa xuân là mùa đi trảy hội chùa Hương là điều không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Bắc nói riêng. Khi hội chùa Hương giờ đây không nhưng chỉ đi lễ Phật, mà nó còn để thưởng ngoạn những cảnh đẹp của sống nút nơi đây, để cảm nhận được sự tuyệt với đến bình yên của thiên nhiên mang lại cho chúng ta ở vùng đất nơi đây.

Lễ hội Chùa Hương được diễn ra hằng năm bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đây được đánh giá là một trong những lễ hội diễn ra trong thời gian dài nhất, thu hút đông đảo du khách đổ về đây để đi lễ cầu tài, cầu lộc kết hợp với du lịch thưởng ngoạn.

3. Lễ hội Yên Tử:

Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội lớn nhất tại khu vực miền Bắc, lễ hôi xuân Yên Tử được diễn ra tại TP.Uông Bí, Quảng Ninh.

Nhắc tới Yên Tử người ta nhớ tới câu: “Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” quả không sai. Đến Quảng Ninh, ngoài vịnh Hạ Long nổi tiếng thì không thể không nhắc tới Thiền Viện Trúc Lâm – chốn linh thiêng mà các phật tử nào cũng mong muốn được viếng thăm dù chỉ một lần.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang, lễ hội này thu hút hàng trăm ngàn du khách ở khắp mọi nơi ghé tới tham quan, chiêm bái và vãn cảnh.

Hàng năm, lễ hội kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng Chùa vào mùa du lịch lễ hội tại Việt Nam.

4. Lễ hội Gò Đống Đa:

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Đây là một lễ hội tưởng nhớ tới chiến công của vua Quang Trung đại thắng quân xâm lược nhà Thanh. Lễ hội Gò Đống Đa thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là vào ngày này người dân Hà Nội thường đổ về rất đông.

Ở dịp này, có rất nhiều trò chơi vui khỏe được tổ chức trong lễ hội để thể hiện tinh thần thượng võ. Đặc biệt là trò rước Rồng lửa Thăng Long được cho là độc đáo, ấn tượng nhất trong toàn lễ hội.

5. Lễ hội đền Gióng:

Lễ hội đền Gióng bao gồm cả đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng, chùa Non Nước cùng các lăng bia đá viết lại chi tiết về lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Lễ hội đền Gióng được khai hội từ ngày 6/1 âm lịch hằng năm và tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết, vùng đất này là nơi dùng chân cuối cùng của Thành Gióng trước khi vị thánh này cởi bỏ áo giáp bày về trời. Lễ hội này diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dương hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng thu hút sụ quan tâm của người dân địa phương và du khách quốc tế.

6. Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình):

Hội chùa Bái Đính là một lễ hôi xuân, lệ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng. Lễ hội này diễn ra từ ngày mùng 6 tết cho đến hết tháng 3, lễ hôi chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.

Hội chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn gồm cả quá khư và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính được đánh giá là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.

Vào mùa khai hội, hàng triệu Phật tử  trong cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính, để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước.

Trẩy hội tại chùa Bái Đính không dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà nó còn là ở sự tiếp xúc, hòa nhập giữa con người trước thiên nhiên rộng lớn.

7. Lễ hội Lim (Bắc Ninh):

Lễ hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc.

Trải qua nhiều năm, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, đến nay người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào ngày 13 tháng Giêng trùng với hội chùa Lim. Vì vậy mà có hội Lim và đây cũng là một hội hàng tổng độc đáo của vùng.

8. Lễ hội Chùa Thầy:

Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nôi chừng 20km đi về phía Tây Nam, đi dọc theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Khi tới đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thường thức những màn rối nước đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Đình.

Đến đây, du khách sẽ được biết tới các tích trò rồi như Thạch Sanh, Tấm Cám hay cảnh sinh hoạt dân dã như đi cầy, chăn vịt, đấu vật,…

Lễ hội chùa Thầy hằng năm được tổ chức từ ngày 5 cho đến mồng 7 tháng 3 âm lịch. Lễ hôi được bắt đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn(một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sựu phối hợp của các nhạc cụ dân tộc)

9. Lễ hội đền Trần(Nam Định):

Được biết tới tên gọi khác là lễ Khai ấn đền Trần, lễ hội này được diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Lễ hội đền trần được cử hành trang nghiêm cùng các lễ rước từ các đình, đền xung quanh tập trung lại và lễ tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương sẽ bao gồm 14 cô gái đồng trinh. Các phần hội của đền Trần với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như diễu võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ,…

Lễ hội đền Trần cũng chính là dịp để mỗi người dân Việt Nam tự hào về cội nguồn các vị vua, tướng thời Trần.

10. Lễ hội chùa Keo:

Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam, chùa Keo nằm ngay tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Gác chuông của chùa Keo cũng là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo hiếm có giữa màu xanh bạt ngàn của vùng quê lúa Thái Bình.

Lễ hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, được tổ chức 2 kỳ trong năm. Hội xuân tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán, còn Hội thu được tổ chức vào các ngày 13,14,15 tháng 9.

Ngoài lễ Phật, hội chùa Keo còn có các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như các trò thi bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.

TAXI NỘI BÀI CHUYÊN ĐÓN TẠI SÂN BAY NỘI BÀI ĐI CÁC LỄ HỘI TẠI MIỀN BẮC VÀ ĐI CÁC TỈNH GIÁ RẺ TRỌN GÓI,LIÊN HỆ:0976096161/02462938608

Dịch vụ taxi Nội Bài giá rẻ


Taxi Nội Bài là dịch vụ taxi Noi Bai, taxi sân bay giá rẻ của công ty Cổ Phần Taxi Nội Bài. Để đặt xe giá rẻ 24/24h, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài số: 0976096161. Chuyên cung cấp dịch vụ taxi nội bài đi các tỉnh giá rẻ  chọn gói ( đã bao gồm lệ phí cầu phà bến bãi) duy nhất tại Hà Nội. Đặc biệt giảm giá lên đến 50% cho các chuyến đường dài như Hải Phòng,Hải Dương,Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,Hà Nam.

Các bài viết gần nhất